Cosmetic Ingredients Skin Care

Làm thế nào để dưỡng ẩm hiệu quả

Fierybread by Thuy Vo - Moisturiser, Humectants, Occlusive, Emollients

Hiện tại đang là mùa đông nên hầu hết da của chúng ta dễ bị tình trạng khô, mất nước và căng rất khó chịu. Có một số bạn đã cố gắng sử dụng rất nhiều loại kem dưỡng ẩm để cải thiện tình hình, nhưng da vẫn cứ bong tróc, không khá lên. Đối với loại da là da khô, khi không đủ độ ẩm thì da sẽ trở lên rát, đỏ và có thể dẫn đến dị ứng, loại da ngược lại, là da dầu thì với cơ chế cân bằng của da, khi không có đủ độ ẩm da sẽ tiết da nhiều dầu hơn để cân bằng, điều đó khiến da bạn dễ nổi mụn hơn, luôn trong tình trạng bóng nhờn khó chịu, nhưng lại có cảm giác da như không đủ “nước”.

Da của chúng ta có nhiều chức năng quan trọng, bao gồm cả việc ngăn ngừa sự mất nước. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể dưỡng ẩm một cách hiệu quả. Hôm nay mình sẽ giải thích về vấn đề này, để các bạn có thể chọn được loại kem hay serum dưỡng ẩm thích hợp cho da nhé. 

 

I/ CẤU TRÚC DA

Đầu tiên, chúng ta hãy nói một chút về cấu trúc của da, để hiểu hơn, tại sao da chúng ta lại bị các vấn đề khô và bong tróc nhé. Da là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính: biểu bì, hạ bì và mô dưới da – mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da như các nang và các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da. Về lớp biểu bì được chia thành 5 lớp riêng biệt như sau:

  1. Lớp đáy (hay Stratum Basale): là lớp trong cùng của biểu bì nơi các tế bào keratinocyte được sản sinh.
  2. Lớp tế bào gai (hay Stratum Spinosum): các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.
  3. Lớp hạt (hay Stratum Granulosum): Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
  4. Lớp bóng (hay Stratum Lucidium): Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.
  5. Lớp sừng (hay Stratum Corneum): Là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể. Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn.

 

 

ierybread by Thuy Vo - Moisturiser, Humectants, Occlusive, Emollients

 

 

Các tế bào ở lớp sừng thì được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì. Những lipid này rất quan trọng để tạo nên một làn da khỏe mạnh: chúng tạo nên hàng rào bảo vệ và giữ được độ ẩm cho da. Khi các lipid bị mất đi, da trở nên khô hơn và cảm giác bị căng và sần sùi. Biểu bì được bao phủ bởi chất nhũ tương gồm nước và lipid (chất béo) được biết như các màng hydrolipid. Lớp màng này giúp duy trì sự tiết mồ hôi và bã nhờn, giúp làn da được mềm hơn và hoạt động giống như hàng rào chống lại vi khuẩn và nấm.

Trong tiến trình di chuyển, thông qua các lớp biểu bì, lipid được giải phóng vào không gian giữa các tế bào và yếu tố giữ ẩm tự nhiên của da (NMF) được tạo ra. Như trên mình đã nói những lipid tạo thành một rào cản đối với sự mất nước và giúp giữ lại NMF của da. Khi phá vỡ các khuôn lipid này và mất lượng nước trong cơ thể thì sẽ dẫn đến da bị khô, dễ bong tróc. 

Chúng ra sử dụng kem dưỡng ẩm với mục đích giúp sửa chữa hàng rào lipid và khôi phục độ ẩm cho da.

 

II/ CÁC TÁC ĐỘNG BÊN NGOÀI GÂY KHÔ DA

Các tác động sau đây, theo mình được biết có thể làm khô da:

  • Không khí khô, độ ẩm mùa đông thấp
  • Tiếp xúc với gió
  • Rửa mặt quá nhiều
  • Sử dụng chất tẩy rửa có tính xà phòng quá nhiều
  • Giảm sản xuất độ ẩm tự nhiên (sebum) khi lớn tuổi
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu
  • Kém hoạt tuyến giáp tuyến
  • Da bị các tình trạng như: viêm da dị ứng (eczema), bệnh vẩy nến…
  • Thay đổi thời tiết đột ngột từ môi trường ẩm sang môi trường khô hơn

 

III/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ DƯỠNG ẨM HIỆU QUẢ

Mặc dù có một số phương pháp chuyên biệt hơn để giải quyết vấn đề như sử dụng AHA hoặc những chất quaternary conditioners, nhưng hầu hết các chất dưỡng ẩm có trong mỹ phẩm giúp cải thiện tình trạng da khô bằng cách sử dụng một trong ba loại thành phần sau: 

  • Humectants
  • Occlusive agents
  • Emollients

Mình sẽ bắt đầu giải thích về 3 chất này, để các bạn hiểu rõ hơn về cách dưỡng ẩm đúng nhé.

A/ Humectants

Đây là một chất giữ ẩm bao gồm các thành phần như: glycerin, urea, và pyrrolidone carboxylic acid (PCA). Chất này giữ ẩm bằng cách hút nước từ lớp hạ bì bên dưới và giúp giữ cho nước tồn tại trong lớp sừng tức là trên bề mặt da, nên cũng có một số bạn nói chuyện với mình, gọi chất này dịch nôm na là chất “cấp ẩm”, nhưng khi mình đi học thì tất nhiên chất này vẫn được gọi tên tiếng anh là “humectants”, tiếng Việt khi dịch bằng “Google Translate” thì ra “chất giữ ẩm”, nên mình vẫn giữ nguyên bản, không ghi là chất “cấp ẩm”. Khuyết điểm của chất này là đôi khi nó có thể khiến da bị khô hơn là giữ ẩm, vì trong mùa đông, thời tiết khô, hơi ẩm liên tục bay hơi, chất này sẽ làm nhiệm vụ của nó là hút nước từ lớp hạ bì lên trên dẫn đến tình trạng mất nước bên trong da, cộng với nồng độ humectants cao hơn thì có xu hướng gây kích thích da. Nên thường chất này các bạn nên dùng trong mùa hè, hoặc sử dụng sản phẩm có sự kết hợp giữa humectants và occlusive agents.

Glycerin là chất được sử dụng thường xuyên vì chi phí thấp và hiệu quả cao, nhưng cảm giác dính trên da là một trong những hạn chế của chất này. Ngoài ra còn có Hyaluronic Acid được coi như một chất vô cùng tốt giúp khôi phục lại độ ẩm cho da, vì nó có thể giữ lên đến 1000 lần trọng lượng của nó trong nước. Ngoài ra còn một số thành phần phổ biến như là: Sodium Lactate, Sodium PCA, Propylene Glycol, etc.

B/Occlusive agents

Occlusive agents có thể được gọi là chất “khoá ẩm”, chất này tăng độ ẩm cho da bằng cách cung cấp một “rào cản vật lý”, hay một lớp màng mỏng trên da ngăn ngừa sự mất nước xuyên qua lớp biểu bì. Thành phần bao gồm các chất như: petrolatum, mineral oil, sáp, các loại dầu, silicone… Khuyết điểm của chất này có thể gây cảm giác nặng nề, bí bách cho da, thích hợp sử dụng trong mùa đông, và điều trị tình trạng da khô vô cùng nghiêm trọng. Ngoài ra có thể kết hợp cùng với emollients để tạo ra sản phẩm có sức hấp dẫn hơn. 

C/ Emollients

Emollients có thể được gọi là “chất làm mềm” da, chất này cũng cung cấp một lớp màng mỏng trên da, để ngăn không cho độ ẩm thoát ra ngoài và cải thiện “diện mạo” của da bằng cách làm mịn các tế bào da dễ bong tróc, ngoài ra emollients cũng giúp tái tạo, sửa chữa làn da.  Thành phần emollients bao gồm các chất như: các acid béo, elastin, bơ, protein, etc.

 

IV/ KẾT LUẬN

Mình hy vọng, các loại thành phần trên sẽ giúp bạn hiểu một phần nào về tác dụng của những loại kem dưỡng ẩm, chúng có thể kết được với nhau trong một sản phẩm, để tạo kết quả tốt nhất. Tuỳ loại tình trạng da của bạn có nhu cầu nào, thì bạn nên xem xét các sản phẩm có thành phần nào để lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp nhé.

Nếu thích các bạn nhớ Like và Share nhé.

Chúc các bạn luôn xinh.

Tài liệu tham khảo:

  1. Harding CR; The Stratum Corneum: Structure and Function in Health and Disease, Dermatologic Therapy; 2004. Vol. 17, pp 6 -15.
  2.  Wickett RR, Visscher MO; Structure and Function of the Epidermal Barrier, American Journal of Infection Control, 2006. Vol. 34, Issue 10, pp S98 – S110.
  3.  Flynn TC, Petros J, Clark RE, Viehman GE; Dry Skin and Moisturizers, Clinics in Dermatology, 2001. Vol. 19, pp 387 – 392.

You Might Also Like

12 Comments

  • Reply
    Thao Dinh
    November 11 at 1:24 pm

    Hi chị,

    Em rất thích blog của chị, vì chị rất dễ thương, hiếm khi pr cho các sản phẩm Hơn nữa, chị còn đi sâu vào cấu trúc và cơ chế của các loại mỹ phẩm nữa. E học biochemistry nên e thấy chị tìm hiều rất kĩ về những cái này, A+ for you writing (lol).
    Em muốn hỏi chị một chút với ạ: da em là da hỗn hợp thiên dầu, e lại rất dễ bị nổi mụn do stress nữa, e có dùng salicylic acid vào buổi sáng trước khi thoa lotion. E nên tránh dùng những hợp chất gì/ bổ sung những hợp chất gì ạ?
    E cám ơn

    • Reply
      King tọki
      April 11 at 11:02 pm

      Salicylic Acid không nên sd buổi sáng mà nhỉ cậu

  • Reply
    Giao
    November 11 at 1:48 pm

    Chị ơi, em thực sự rất thích rất thích đọc các bài phân tích của chị, thực sự rất chuyên nghiệp, không như các review tràn lan khác trên mạng. Lần này đặc biệt có trích dẫn nữa <3 <3 Em lần theo vào mấy web để tải cuốn clinics in dermatology nhưng phải trả phí, nếu chị có cuốn sách này ở dạng pdf hay ebook, chị có thể gửi qua mail cho e được không ạ ( [email protected]) e rất rất vui nếu được nhận vì em thích nghiên cứu về mỹ phẩm một cách bài bản như c, e cảm ơn c nhiều <3
    yêu c cực kì ^^

  • Reply
    Phoebe Do
    November 11 at 7:38 pm

    Cám ơn Thuý rất nhiều về bài viết này nhé. Thật là chuyên nghiệp quá đi à hihihi
    Mình có 1 câu hỏi liên quan đến skincare cho buổi sáng. Da mình là hỗn hợp thiên dầu, mùa hè thì hay đổ dầu vùng chữ T rất nhiều. Khi mình đi soi da thì người ta bảo cái texture của mình rất tệ vì da ko được dưỡng ẩm, thiếu nước. Họ khuyên mình nên xài thêm các bước dưỡng ẩm cho da vào buổi sáng – vì bản thân mình, sau khi rửa mặt chỉ dùng serum dưỡng mịn da(ko phải mỗi ngày) + kem chống nắng thôi à. Mỗi lần mình dùng serum hay moisturiser (oil-free) thì da vẫn đổ dầu khó chịu :(. Thuý cho mình lời khuyên với.

  • Reply
    Như Ý
    November 12 at 12:13 am

    Hi c. e cảm ơn c về bài viết ạ. Chị cho e hỏi 1 xí nha c. Da e thì hồi giờ không có mụn nhưng mà da hơi khô thôi c. Bình thường e cũng chỉ sài srm thôi ạ. E vừa mới mua chai hada labo Gokujyun Hyaluronic Acid Lotion á c. E hơi hoang mang về cách sử dụng chai này. Sau khi e dùng srm xong e cho lotion này vô tay rồi thoa vào mặt r để cho tới sáng là đúng không chị? Rồi buổi sáng mình có cần dùng lại srm không hả c. e xin cảm ơn c nhìu nhìu

  • Reply
    Mây
    November 13 at 3:58 pm

    Em ơi! Em cho chị hỏi Propylene Glycol, Butylene glycol, .. các loại có đuôi glycol này có tác hại ko vậy mà rất nhiều bài nói rằng dùng lâu dài sẽ gây hại cho da. Nhưng hầu như sp kem dưỡng nào cũng có các chất này

  • Reply
    Trâm
    November 16 at 1:30 am

    Chị ơi , cho em hỏi chị đã xài qua nước tẩy trang Garnier chưa ạ? Em vẫn đang phân vân giữa Bioderma và Garnier ạ 🙂 . Em không chắc da em là da khô hay da hỗn hợp thiên về gì ạ … nhưng em đảm bảo da em không thuộc dang da dầu haha ^^ . Và chị ơi , trước giờ em chưa dùng toner bao giờ , nếu em sử dụng srm Simple Kind to skin refreshing facial wash gel thì em có nên không ạ? Nếu em không dùng thì em sử dụng kem dưỡng vẫn có thể thẩm thấu không ạ ? chị ơi , cho em hỏi thêm 1 điều nữa , chị có thể cho gợi ý về những sản phẩm kem dưỡng thiên nhiên không ạ ? Em năm nay được 18 tuổi rồi ạ 😀

  • Reply
    Nhi
    May 20 at 2:49 am

    Chị ơi, em có đọc một vài thôg tin về các hoá chất độc hại trong mỹ phẩm, nhưng em thấy đa số các mỹ phẩm dưỡng da hay dầu gội có một vài chất độc hại đó. Em không biết là những chất đó hại ở nồng độ bao nhiêu gây hại ạ. Và đọc thành phần sản phẩm thì không lẽ có một chất nào đó thì khôg chọn hay sao ạ? Vì Em có nghe người khác nói vài chất vẫn đưa vào sản phẩm đó là chất bảo quản? Em không hiểu và rõ lắm, mong chị có thể chia sẻ ạ. Cảm ơn chị!

  • Reply
    Phương Mai
    July 23 at 11:36 am

    C ơi e rất thick các bài của chị.E là svien mới 20t nhug e nghĩ cũng nên csoc 1 ít cho da rồi..E chỉ làm 4 bước cơ bản thôi ạ.Nhug về dưỡng ẩm e dùng hộp kem nha đam 98%.E thấy mát vs thoải mái lắm.Nhug đọc bài của c e cứ thấy nó k fai dưỡng ẩm ấy.Vậy nó có tdung j và e dùng tiếp để dưỡng ẩm dc k chị? Da e là loại hỗn hợp hơi thiên khô ạ.

  • Reply
    Lys
    October 18 at 12:56 am

    Cám ơn chị ạ ^^

  • Reply
    Anh Thư
    July 26 at 7:43 pm

    C có thể cho em một ít lời khuyên về kem dưỡng ẩm k ạ. Hiện tại thì e đag sử dụng của the saem nhưng k hiệu quả lắm. Da e là da hỗn hợp í. E cám ơn c nhiều ^^

  • Reply
    Review: 3 beauty essentials for the office – Fierybread
    December 7 at 3:46 am

    […] ẩm hiệu quả thì các bạn có thể xem lại 2 bài viết của mình tại đây và đây nhé. Còn bây giờ thì chúng ta sẽ đến với phần review sản phẩm Drunk Elephant […]

  • Leave a Reply