Q & A Skin Care

Q & A: Kem chống nắng vật lý & hoá học

Fierybread - Kem chống nắng vật lý và hóa học - Sunscreen

Chào các bạn.

Trong bài Q & A lần trước, sau khi giải đáp câu hỏi: Lượng kem chống nắng bao nhiêu là đủ? Có một vấn đề tiếp theo mình luôn nhận được những thắc mắc của các bạn chính là: Sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lý và hoá học. 

Thế nên bài viết của ngày hôm nay mình lại tiếp tục cùng các bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề liên quan đến kem chống nắng nhé. Ngoài ra, ở cuối bài viết mình cũng sẽ sẽ gợi ý những sản phẩm chống nắng thích hợp cho từng loại da.

Chúng ta bắt đầu nhé.

I/ SO SÁNH KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ & HOÁ HỌC

 

          Vật lý        Hóa học
Nguyên tắc hoạt động  Kem chống nắng vật lý giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách làm lệch hướng hoặc chặn các tia UV. Kem chống nắng hoá học làm việc bằng cách hấp thụ các tia UV. Một số loại có thể phân tán tia UV, nhưng hầu hết chủ yếu vẫn là hấp thụ.
Tên gọi khác 
  • Sunblock
  • Kem chống nắng vô cơ
  • Kem chống nắng hữu cơ
UV Filters

UV Filters là những thành phần hoạt chất trong kem chống nắng để bảo vệ làn da bạn khỏi ánh nắng mặt trời.

  • Titanium dioxide (TiO2)
  • Zinc oxide (ZnO)
  • Octylcrylene
  • Avobenzone
  • Octinoxate
  • Octisalate
  • Oxybenzone
  • Homosalate
  • Helioplex
  • 4-MBC
  • Mexoryl SX and XL
  • Tinosorb S and M
  • Uvinul T 150
  • Uvinul A Plus
Tính ổn định
  • Nhìn chung toàn bộ các kem chống nắng vật lý là ổn định.
  • Hầu hết kem chống nắng hoá học là ổn định, nhưng cũng có một số loại thì không.
  • Điển hình là Avobenzone. Tuy nhiên nó có thể được ổn định khi kết hợp với các UV filters khác.
Khả năng kích ứng  
  • Titanium dioxide có thể là vấn đề đối với một số người. Nếu bạn dùng một loại kem chống nắng vật lý mới và bị break out thì  Titanium dioxide có thể là nguyên nhân.
  • Zinc oxide nói chung an toàn. Nó có thể dùng được cho da nhạy cảm.
  • Đối với các chất chống nắng hoá học thường thì gây khó chịu cho da nhiều hơn.  Một số loại rất dễ gây kích ứng và gây nên hiện tượng chảy nước mắt khi tiếp xúc gần khu vực mắt.

 

Khả năng bảo vệ

Khả năng bảo vệ của kem chống nắng phụ thuộc vào số lượng các thành phần hoạt chất bên trong kem chống nắng, kích thước hạt của UV filters, tính ổn định của sản phẩm và công thức tổng quát của sản phẩm.

  • Titanium dioxide bảo vệ da chống lại tia UVB, nhưng đối với tia UVA thì không chống lại được hoàn toàn.
  • Zinc Oxide chống lại toàn bộ tia UVA và UVB
  • Có hiệu quả ngay sau khi dùng.
  • Các thành phần chống nắng hoá học có tính chất bảo vệ cao hơn kem chống nắng vật lý, tuy nhiên khả năng bảo vệ này còn phụ thuộc vào sự hoạt động của chất đó và tính ổn định.
  • Sau khi apply phải đợi 20 phút sau kem chống nắng hoá học mới bảo vệ hiệu quả.
Kết cấu
  • Thường để lại vệt trắng khi sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay kem chống nắng vật lý cũng đã có nhiều cải tiến hơn trong vấn đề này.
  • Dễ bị trôi đi, phải apply lại sau khi chảy mồ hôi hoặc hoạt động ngoài trời sau 2 tiếng.
  • Không màu, không mùi và lỏng.
Tính an toàn
  • Được sự chấp thuận của FDA
  • Không gây ra các gốc tự do có hại cho da
  • Tuy nhiên Nanoparticle zinc oxide và titanium dioxide vẫn đang gây tranh cãi.
  • Nói chung các kem chống nắng hoá học là an toàn, tuy nhiên một số chất có thể tạo ra các gốc tự do gây tổn thương cho da, kích ứng và lão hóa.
  • Một số chất chưa được phê duyệt bởi FDA.

II/ MỘT SỐ SẢN PHẨM GỢI Ý

Dưới đây sẽ là một số sản phẩm được mình gợi ý cho từng loại da. Các bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về loại nào có thể để lại câu hỏi tại bài viết này hoặc Facebook page Fierybread by Thuy Vo nhé.

A/ Da dầu – Hỗn hợp thiên dầu

  • Dermalogica – Oil Free Matte SPF 30 /Kem chống nắng hoá học
  • Ultraceuticals – Ultra UV Protective Daily Moisturiser SPF 30 Mattifying / Kem chống nắng hoá học
  • SkinCeuticals – Sheer Physical UV Defense SPF 50 / Kem chống nắng vật lý
  • Clarins – UV Plus HP Day Screen High Protection SPF 40 / Kem chống nắng vật lý
  • Kose Sekkisei – Sun Protect Essence Milk / Kết hợp cả vật lý và hoá học
  • Avene – Very High Protection SPF 50 Emulsion / Kem chống nắng vật lý
  • Peter Thomas Roth – Instant Mineral SPF 30 / Kem chống nắng vật lý

Fierybread - Kem chống nắng vật lý và hóa học - Sunscreen

B/ Da thường – Hỗn hợp

  • Clé de Peau – UV Protection Cream SPF 50+ / Kết hợp cả vật lý và hoá học
  • Drunk Elephant – Umbra Sheer Physical Defense SPF 30 / Kem chống nắng vật lý

Fierybread - Kem chống nắng vật lý và hóa học - Sunscreen

B/ Da khô – Nhạy cảm

  • Ultraceuticals – Ultra UV Protective Daily Moisturiser SPF 30 Hydrating / Kem chống nắng hoá học
  • Avene – Very High Protection Cream SPF 50 / Kem chống nắng vật lý
  • Drunk Elephant – Umbra Sheer Physical Defense SPF 30 / Kem chống nắng vật lý
  • Aveeno – Natural Protection Lotion Sunscreen with Broad Spectrum SPF 50 / Kem chống nắng vật lý

Fierybread - Kem chống nắng vật lý và hóa học - Sunscreen

III/ TỔNG KẾT  

Thật ra để lựa chọn được một sản phẩm kem chống nắng tốt có thể nói không dễ mà cũng không quá khó. Đầu tiên, dựa vào loại da, nhu cầu mong muốn và điều kiện sinh hoạt bạn nên xác định loại kem mình cần. Và cũng có thể trên lý thuyết bạn cho rằng sản phẩm đó phù hợp với bản thân bạn nhưng đến khi sử dụng lại không thích, nên điều cần thiết để xác định phù hợp hay không là phải trải nghiệm.

Mình hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn không còn phân vân nên quyết định sử dụng kem chống nắng vật lý hay hoá học, và có được sự lựa chọn phù hợp cho bản thân.

Nếu thích đừng quên Like và Share nhé.

Chúc các bạn luôn xinh.

 

Thông tin tham khảo:

  1. Skinpacea

You Might Also Like

17 Comments

  • Reply
    Trang
    September 20 at 11:56 pm

    Kcn dùng cho da dầu hh dầu thì có được khuyên dùng cho da mụn không ạ?

  • Reply
    Như thuỳ
    September 20 at 11:59 pm

    Cám ơn Thuý thật nhiều

  • Reply
    DKHuong
    September 21 at 12:22 am

    Hnay e đang tìm hiểu về kcn. Chiều nay e đã đọc tất cả các bài về kcn của chị. Tối có ngay thêm 1bài nữa, e hết băn khoăn luôn. Tất cả rất hữu ích c ạ. E cảm ơn c nhiều ❤❤❤

  • Reply
    Huyền Trang
    September 21 at 12:33 am

    Làm sao nhận biết được loại kem nào là hoá học, loại nào là vật lý ạ?

  • Reply
    Vân Anh
    September 21 at 12:39 am

    Bạn ơi, thật kỳ lạ, trước giờ theo mình được biết thì kem chống nắng hoá học mới cần bôi lại sau mỗi 2 tiếng, còn bạn lại nói ngược lại. Mình phân vân quá.

    • Reply
      vophuongthuy
      September 21 at 5:38 pm

      Hi bạn,
      Đúng là kem chống nắng hoá học cần bôi lại sau 2 tiếng bạn nhé. Kem chống nắng vậy lí trong trường hợp bạn hoạt động ngoài trời nhiều, chảy mồ hôi thì sau 2 tiếng cũng nên bôi lại vì tính chất dễ trôi như mình nói trong bài. Nếu trường hợp bạn sử dụng kem chống nắng vậy lí nhưng chỉ ở trong nhà, không hoạt động gì nhiều thì có thể không cần bôi lại sau 2 tiếng.
      Cụ thể về cách hướng dẫn sử dụng đúng cách mình có viết ở một bài khác nên bài này mình không ghi cụ thể lại. Hy vọng câu trả lời của mình giải đáp được thắc mắc của bạn.
      Cảm ơn bạn.

  • Reply
    September 21 at 11:59 am

    c Thúy ơi da hỗ hợp mụn thì mình nên dùng kcn vật lý hay hóa học ạ

    • Reply
      MI
      October 1 at 5:45 pm

      bạn đọc lại bài viết sẽ biết.

  • Reply
    My Nguyễn
    September 21 at 2:20 pm

    Thuý ơi, mình dùng kcn Kose milk, mà lúc bôi kcn lên để tán đều thì những chỗ mình vừa bôi lúc chưa tán nó đỏ ửng lên như kiểu bị nóng bỏng, khoảng 10′ sau tự động hết. Thuý có biết vì sao k ạ, mình cám ơn T nhiều ?

  • Reply
    Thu Trang
    September 21 at 7:08 pm

    Trong những sp kcn dành cho da hỗn hợp thiên dầu e gợi ý ở trên, có sp nào ko dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú ko e? C hiện chưa tìm đc loại kem cn nào nên ko dám dùng, sợ ảnh hưởng. E giúp c với nhé. Cảm ơn e nhiều!

  • Reply
    July
    September 22 at 1:47 am

    Thuý ơi, mình bị dị ứng kem chống nắng rất nặng, cứ bôi lên là toàn thân nổi nốt đỏ và ngứa. Mình thử 1 số hãng của banana boat ultrabDefense/Biore/Avene, có thể là mình đã dùng kcn hoá học không? Nếu đổi sang kcn vật lý liệu có đỡ hơn ko nhỉ? Thuý có thể tư vân thêm 1 số loại kcn cho body nữa không? Suốt cả mùa hè vừa rồi mình ko dùng đc kcn vì bệnh dị ứng này, vẫn đang desperately đi tìm 1 loại kem cho mình, hi vọng Thuý sẽ tư vấn cho mình nhé, cám ơn T nhiều ?

  • Reply
    Thanh thảo
    September 22 at 12:12 pm

    Cho mình hỏi kcn kose dạng gel có dùng cho da dầu đc ko? thanks

  • Reply
    Quynh
    September 24 at 10:55 pm

    Hi Thuy, mình muốn hỏi T là da mình thuộc loại da hỗ hợp thiên dầu nhưng da cũng rất nhạy cảm, đang có mụn và da ửng đỏ thì mình nên sử dụng loại kcn nào thì tốt vậy. Cam ơn Thuy.

  • Reply
    Minh Thư
    September 25 at 4:54 pm

    Cho mình hỏi là da mình đang có mụn thì có nên sử dụng kcn k Thuý? Da mình thuộc loại hỗn hợp thiên dầu, rất nhạy cảm mình sợ bôi kcn sẽ làm bí da và gây mụn lên. Thuý có thể cho mình lời khuyên k. Cảm ơn Thuý.

  • Reply
    Huyền trang
    February 7 at 1:43 am

    Thúy đã dùng kem chống nắng của La Roche Posay bao giờ chưa?

  • Reply
    Tien Tran
    March 12 at 12:55 pm

    Chị Thuý ơi cho em hỏi da hỗn hợp thiên dầu, nhạy cảm và có mụn ẩn thì nên dùng sản phẩm chống nắng nào ạ? Do da của em hơi khác với các loại da trong bài của chị nên chị tư vấn giúp em với nha chị. Em cám ơn chị.^^

  • Reply
    Trang
    April 7 at 3:19 pm

    Chị Thuý ơi, cho em hỏi kem chống nắng chứa 15% Zinc Oxide và kem chống nắng chứa Titanium Dioxide 9.8%, Zinc Oxide 2.0%, có sự khác nhau như thế nào vậy chị? Loại đầu tiên sẽ đỡ bị break out hơn đúng không ạh?

  • Leave a Reply