Skin Care Tips / How-to

Những điều cần biết về skincare cho phụ nữ mang thai & cho con bú

Chào các bạn.

Như đã hứa với các bạn về việc thực hiện một bài viết dành riêng cho phụ nữ mang thai và cho bú, mãi đến hôm nay mình mới có đủ thời gian để hoàn thành vì muốn gởi đến các bạn một bài viết thật đầy đủ và chỉn chu nhất.

Cách đây khá lâu mình đã từng viết một số bài dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú rồi, tuy nhiên bài viết ngày hôm nay sẽ đặc biệt hơn các bài trước vì đây là bài viết đầu tiên mình thực hiện khi đã trải qua quá trình mang thai và cho con bú nên những thông tin trong bài sẽ được thực tế và chính xác hơn.

Mình hiểu một điều, đã là phụ nữ thì bất kể là ai, trong hoàn cảnh nào cũng luôn muốn mình được đẹp nhất có thể, nhưng có rất nhiều bạn vẫn sợ việc dùng mỹ phẩm sẽ ảnh hưởng đến em bé. Đúng là thiên chức làm mẹ rất cao cả, khi nào cũng nghĩ đến con đầu tiên, nên sự lo lắng của các bạn rất dễ hiểu, bản thân mình cũng như vậy, mặc dù đã từng được học, đọc rất nhiều sách nhưng đến lúc mang thai mình cũng phải cẩn thận tra cứu lại từng chút về thành phần các sản phẩm sẽ – đang sử dụng. Và mình mong rằng với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, bài viết hôm nay của mình sẽ giải đáp những lo lắng của các bạn và giải quyết những vấn đề về da các bạn đang gặp phải khi mang thai nhé.

I/ NHỮNG THÀNH PHẦN CẦN TRÁNH KHI MANG THAI & CHO CON BÚ

Về lý thuyết, có 1 số thành phần khi mang thai bạn tuyệt đối phải tránh nhưng sau khi sinh 1 thời gian vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, đối với cá nhân mình, để đảm bảo sự an toàn cho sức khoẻ em bé cũng như sự thích ứng của cơ thể mẹ thì mình vẫn khuyên các bạn phải rất cẩn thận, hiểu và đọc kĩ từng tất cả những thành phần có trong sản phẩm bạn dự định sử dụng nhé.

Dưới đây là 1 số thành phần không được sử dụng trong giai đoạn mang thai và cho con bú (Có 1 số trường hợp có thể cân nhắc và ngoại trừ mình sẽ ghi ra bên cạnh)

  • Kem chống nắng hoá học gồm những thành phần sau: Oxybenzone, avobenzone, octisalate, octocrylene, homosalate, octinoxate…
  • Nhóm chất hoá học dạng Vitamin A (Retinoids): Retinyl palmitate, retinol, retinaldehyde, adapalene, tretinoin, isotretinoin…
  • Tất cả các nhóm chất Hydroxy Acids (Alpha, Beta and Poly): Từ malic acid đến salicylic acid (BHA) chúng ta đều phải tránh khi mang thai, cho con bú, ngoại trừ lactic acid và glycolic acid được xem xét là có thể sử dụng trong giai đoạn mang thai, cho con bú. Tuy nhiên để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ đang theo dõi tình trạng sức khoẻ bạn hiện tại là tốt nhất.
  • Các sản phẩm “nhuộm da” chứa các chất: Dihydroxyacetone (DHA), Erythrulose
  • Các sản phẩm làm trắng da chứa các chất: Hydroquinone, Alpha Arbutin, Kojic Acid, Licorice Root
  • Thành phần có trong thuốc dưỡng mi: Prostaglandin Analogues
  • Benzoyl Peroxide (thường có trong các sản phẩm trị mụn)
  • Các sản phẩm tế bào gốc (điều này chưa được chứng minh và đang gây 1 số tranh cãi nhưng nếu cẩn thận các bạn nên không sử dụng)
  • Tránh các liệu pháp thẩm mỹ như: Laser, peels da hoá học…

II/ QUY TRÌNH DƯỠNG DA CƠ BẢN KHI MANG THAI

Mang thai hay cho con bú không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bỏ quên bản thân, các bạn vẫn có thể chăm sóc, làm đẹp bằng những sản phẩm phù hợp.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc da cơ bản khi mang thai khiến da khoẻ hơn cũng góp phần làm giảm đi khả năng xảy ra những vấn đề thường gặp khi mang thai (nguyên chính là nội tiết) như: Mụn, nám da, rạn da… Những vấn đề này sẽ được mình đưa ra giải pháp ở mục bên dưới, còn bây giờ chúng ta đến với chăm sóc da cơ bản trước nhé.

Ở phần này để đơn giản mình sẽ chỉ ra các bước chăm sóc da cơ bản theo thứ tự sử dụng và một số sản phẩm khuyên dùng an toàn với phụ nữ mang thai, cho con bú để các bạn tham khảo và lựa chọn tuỳ thuộc vào làn da, môi trường sống, thói quen sinh hoạt… sao cho phù hợp với các bạn nhất nhé

1. Làm sạch (tẩy trang – rửa mặt) 

Một số sản phẩm được khuyên dùng:

Tẩy trang:

  • Bioderma – Sensibio H2O
  • Cosmedix – Purity Solution Deep Cleansing Oi

Rửa mặt:

  • CeraVe – Hydrating Cleanser
  • EltaMD – Foaming Facial Cleanser
  • Fresh – Soy Face Cleanser
  • IS Clinical Cream Cleanser
  • SkinMedica – Facial Cleanser

2. Toner/ Lotion

Thời kì mang thai là lúc cơ thể cũng như da như trở nên thay đổi rất nhiều, một số bạn da trở nên rất dầu, nhờn bóng, ngược lại 1 số bạn da sẽ vô cùng khô, nhạy cảm rất khó chịu.

Tuỳ vào tình trạng da hiện tại của bạn sẽ quyết định loại toner/ lotion nào phù hợp với bản thân nhé. Nếu sở hữu da dầu nhờn bạn có thể chọn toner/ lotion làm sạch sâu để tránh tình trạng tắc nghẽn gây mụn cho da. Đối với da khô, nhạy cảm thì toner/ lotion làm ẩm, giúp mềm da là lựa chọn cần thiết để da được dịu, ẩm mịn hơn.

Một số sản phẩm được khuyên dùng:

  • Dr. Barbara Sturm – Balancing Toner
  • Fresh – Rose Deep Hydration Facial Toner
  • Kiehl’s Calendula Herbal Extract Alcohol Free Toner
  • SkinCeuticals – Equalizing Toner
  • COSRX – Centella Water Alcohol-Free Toner

3. Dưỡng ẩm

Dưỡng ẩm là điều không thể thiếu, các bạn nên hình thành thói quen dưỡng ẩm kể cả lúc da bạn không khô, đừng nên đợi đến lúc da bắt đầu khô thì mới bắt đầu tìm một sản phẩm dưỡng ẩm để cấp cứu nhé, và một trong những bước dưỡng da cơ bản thì luôn luôn không thể nào thiếu dưỡng ẩm, nếu da bạn đẹp sẵn rồi thì dưỡng ẩm sẽ giúp da bạn dẻo dai hơn, căng mọng, đàn hồi và “thọ” lâu hơn, còn da chưa đẹp thì tất nhiên khi da có đủ độ ẩm cũng sẽ dễ dàng phục hồi và hộ trợ cho các bước dưỡng da khác được hiệu quả hơn. Đặc biệt khi mang thai, vì thay đổi hormone nên da của bạn sẽ nhạy cảm hơn, có khả năng khô nhiều hơn nên việc dưỡng ẩm là vô cùng cần thiết.

Một số sản phẩm được khuyên dùng:

  • Cosmedix – Humidify Deep Moisture Cream
  • CeraVe – Facial Moisturising Lotion
  • Kiara – Natural Glow & Protect Moisturiser
  • Drunk Elephant – Lala Retro Whipped Cream
  • Skinceuticals – Triple Lipid Restore 2:4:2
  • SkinMedica – Ultra Sheer Moisturizer
  • Biologique Recherche – Creme Masque Vernix

4. Kem chống nắng (ban ngày)

Một số sản phẩm được khuyên dùng:

  • EltaMD – UV Elements Broad Spectrum SPF 44
  • EltaMD – UV Physical Broad Spectrum SPF 41
  • EltaMD – UV Pure Broad Spectrum SPF 47
  • SkinCeuticals – Physical Matte UV Defense SPF 50
  • SkinMedica – Essential Defense Mineral Shield™ Broad Spectrum SPF 32/ SPF 35
  • Drunk Elephant – Umbra Sheer™ Physical Daily Defense SPF 30
  • iS Clinical – Eclipse SPF 50 Plus
  • Aveeno – Positively Mineral Sensitive Skin SPF 40+ Sunscreen Face Milk

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ dưỡng da, làm sạch sâu cho da có thành phần phù hợp cũng như thực hiện tẩy tế bào chết cho da (1-2 lần/ tuần) để có được hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.

Các sản phẩm khuyên dùng về tẩy tế bào chết và mặt nạ làm sạch sẽ được viết ở mục bên dưới nhé.

III/ GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI MANG THAI

A/ Vấn đề mụn

Mụn khi mang thai chính là vấn đề được mà hầu hết mọi người gặp phải. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Vùng thường xuất hiện mụn chính là ở quanh miệng và cằm. Như mình được biết là có một số bạn sau khi sinh em bé thì mụn sẽ tự động hết, nhưng một số trường hợp nếu không được xử lý thì sinh xong tình trạng mụn của bạn vẫn bị kéo dài.

Nếu bị mụn khi không mang thai, các giải pháp thường được sử dụng là sản phẩm chứa các chất như: benzoyl peroxide, salicylic acid, retinoids, hoặc sử dụng một số sản phẩm uống để điều chỉnh hormone như: evening primrose oil nhưng khi mang thai thì các chất trên hoàn toàn không an toàn. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng không hoàn toàn là không có giải pháp, dưới đây là những chất các bạn có thể sử dụng trong quá trình mang thai, cho con bú trong sản phẩm trị mụn không cần kê đơn:

  • Sulphur-based topical
  • Glycolic acid (AHA) (Riêng đối với AHA vẫn còn 1 số tranh cãi, chưa đủ thông tin, tuy nhiên 1 số bác sĩ cũng recommend đối với bệnh nhân của họ khi mang thai nên mình vẫn cho chất này vào mục có thể dùng được nhưng bạn nào cẩn thận có thể loại bỏ AHA ra khỏi list có thể dùng nhé)
  • Tea tree oil (Chỉ dùng ngoài da với liều lượng nhất định, tránh sản phẩm dính vào đường tiêu hoá)

Hoặc có thể sử dụng liệu pháp giải pháp Microdermabrasion (Cần chú ý đến tình trạng sức khoẻ có phù hợp để thực hiện hay không? Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện).

Đồng thời việc làm sạch sâu cho da rất cần thiết để giúp ngăn ngừa cũng như khiến tình trạng mụn tốt hơn bằng cách sử dụng máy rửa mặt, mặt nạ đất sét

Ngoài ra, nếu gặp vấn đề nặng hơn, phải dùng đến thuốc kê đơn, phải có sự chỉ định của bác sĩ thì erythromycin cream  azelaic acid là một sự lựa chọn an toàn.

Một số sản phẩm được khuyên dùng:

Sản phẩm điều trị:

  • Kate Somerville – EradiKate Mask Foam-Activated Acne Treatment
  • Belli Beauty Acne Control Spot Treatment
  • Kiara – Tea Tree Oil 100% Pure

Sản phẩm làm sạch sâu:

  • Máy rửa mặt Foreo Luna
  • Origins – Clear Improvement Active Charcoal Mask To Clear Pores
  • Kiehl’s – Rare Earth Deep Pore Cleansing Mask
  • SkinCeuticals – Clarifying Clay Mask for Acne Prone Skin
  • Paula’s Choice – Pore Clarifying Charcoal Gel Mask

B/ Vấn đề nám da

Nám da cũng liên quan đến hormone trong thai kỳ và việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Theo thông tin của The American Academy of Dermatology cho biết, phụ nữ có làn da và tóc sẫm màu thường có nguy cơ bị nám cao hơn, đây cũng là đặc trưng của phụ nữ Đông Nam Á nên chúng ta cần chú ý hơn nhé.

Việc bị nám da khi mang thai không những xuất hiện ở mặt mà khu vực quanh núm vú, giữa hai đùi hay khu vực từ giữa trung tâm bụng chạy xuống 1 đường đen nám cũng thường xuyên xảy ra.

Chúng ta có 1 số giải pháp để điều trị cũng như ngăn ngừa tình trạng nám da khi mang thai trở nên tệ hơn bằng cách sử dụng kem chống nắng (cho cả body – mặt), tẩy tế bào chết mỗi tuần (việc này cũng giúp ích cho tình trạng mụn của bạn) và sử dụng sản phẩm điều trị chứa các chất an toàn như:

  • Azelaic acid
  • Viatmin C

Một số sản phẩm được khuyên dùng:

Sản phẩm chứa Vitamin C:

  • SkinCeuticals – C E Ferulic
  • SkinCeutical – Phloretin CF with Ferulic Acid
  • SkinMedica – Vitamin C+E Complex
  • The Ordinary – Vitamim C Suspension 23% + HA Spheres 2%
  • Paula’s Choice – C15 Super Booster/ C25 Super Booster
  • Kate Somerville’s – Kx Active Concentrates Vitamin B3 + Vitamin C Serum

Sản phẩm tẩy tế bào chết:

  • The Ordinary Lactic Acid 5%
  • The Ordinary Lactic Acid 10%
  • SkinCeuticals – Micro-Exfoliating Scrub
  • Cure – Natural Aqua Gel

C/ Vấn đề rạn da

Đây là vấn đề dường như khiến phụ nữ mang thai lo lắng nhiều nhất. Nhưng đáng tiếc chưa có bất cứ sản phẩm nào được chứng minh là hoàn toàn 100% có thể ngăn ngừa hay điều trị rạn da. Thế nên nếu như khi mang thai, mặc dù bạn đã sử dụng rất nhiều loại kem bôi khác nhau nhằm mục đích ngăn ngừa các vết rạn da song bạn thấy chúng vẫn xuất hiện thì có thể không phải lỗi ở sản phẩm của bạn không hiệu quả mà vấn đề này thuộc về nhiều nguyên nhân khác nhau như: di truyền, chỉ số BMI cao, Vitamin D thấp, lượng nước thấp…

Tuy nhiên, cũng không phải là hoàn toàn không có cách, chúng ta có thể thực hiện 1 số điều sau đây để ngăn ngừa những vết rạn da và cũng để tốt hơn cho thai kì như: ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, sử dụng dưỡng ẩm, dầu dưỡng da nguyên chất (Argan oil, Marula oil, Almond oil…)

Trong một số trường hợp sau khi sinh em bé xong bạn có thể sử dụng liệu pháp laser IPL để điều trị, các vết rạn da sẽ mờ dần.

Cụ thể hơn về vấn đề rạn da mình sẽ viết 1 bài riêng chi tiết hơn nhé.

Một số sản phẩm khuyên dùng:

  • Kiara – Argan Oil/ Grapeseed Oil/ Marula Oil 100% Pure
  • Drunk Elephant – Virgin Marula Luxury Facial Oil

IV/ TỔNG KẾT

Bên trên là những chú ý cũng như kĩ năng chăm sóc da cơ bản hay xử lý các vấn đề về da thường gặp khi mang thai và cho con bú. Hy vọng với bài viết này các bạn sẽ tìm được những sản phẩm thích hợp hay đặc biệt hơn nữa là tạo được cho bản thân một skincare routine an toàn.

Chúc các bạn có một thai kì khoẻ mạnh và luôn xinh nhé.

Sản phẩm có thể mua tại:

  • Australia: Sephora, Adore Beauty, Kiara, Mecca
  • Vietnam: Các cửa hàng chính hãng, các trang chính hãng của nhãn hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, các shop hàng xách tay uy tín

You Might Also Like

No Comments

Leave a Reply