Chào các bạn.
Cách đây 4 tháng vào tháng 9/2017 mình có update bài viết My skincare routine & Supps, bài viết vào tháng 9 là bài viết thứ 5 được viết trên blog của mình để giới thiệu với các bạn về những sản phẩm dưỡng da và sản phẩm uống bổ sung mình đang sử dụng hiện tại. Tuy nhiên sau khi bài viết được giới thiệu thì có một số ý kiến của các bạn cho rằng hầu hết sản phẩm trong quy trình dưỡng da của mình thì có giá khá cao đối với các bạn đang còn là học sinh, sinh viên nên mình đã quyết định dành ra 4 tháng để trải nghiệm và tìm một số sản phẩm tốt nhưng đặc biệt phải có giá rẻ để có thể phù hợp với tài chính của tất cả mọi người nhé.
Đầu tiên thì mình xin được giải thích 1 chút về các sản phẩm sẽ có mặt trong quy trình dưỡng da bên dưới đây. Tất cả những sản phẩm này đã được mình thử nghiệm – chọn ra sản phẩm được mình cho rằng có chất lượng và giá tốt nhất. Tuy nhiên cũng có sản phẩm không được mình hài lòng 100% nhưng chưa tìm được một sản phẩm nào đủ tốt hơn để cho vào trong danh sách này nên tạm thời mình sẽ để tên sản phẩm đó (mình sẽ ghi ra cụ thể về mức độ hài lòng bên dưới nhé), sau này mình sẽ trải nghiệm thêm, nếu có sản phẩm nào tốt hơn mình sẽ update thêm nha.
Điều thứ 2 mình cũng muốn mọi người chú ý rằng, có thể sản phẩm được mình giới thiệu bên dưới không phải là bảng dupe hoàn hảo của sản phẩm trong skincare routine của mình (ví dụ thành phần khác biệt nhau khá nhiều nên không thể gọi là dupe), nhưng giữa sản phẩm ở skincare routine của mình và phiên bản skincare routine lần này mình để sản phẩm đó thay thế vào vì chúng đều có cùng 1 chức năng tương tự nhau, quan trọng là tốt như nhau các bạn nhé.
Bài viết của ngày hôm nay mình cũng chia làm 2 mục như các bài viết về skincare routine khác nhé:
- Mục I là viết về các bước và sản phẩm có trong skincare routine, về phần review các sản phẩm mình không gộp vào bài nhé, vì viết cùng thì quá dài. Nếu mọi người thích và muốn mình review sản phẩm nào cụ thể thì cứ để lại bình luận nhé. Những sản phẩm nào đã được review trước đây mình sẽ dẫn link bên cạnh nha.
- Mục II là viết về các sản phẩm uống bổ sung cho da và cơ thể.
Mình cũng xin có một lưu ý nho nhỏ thêm nhé. Đây là một Skincare routine được làm theo skincare rourine của mình phiên bản có giá hạt dẻ hơn, nên nó cũng có thể gọi là một quy trình dưỡng da chuyên sâu, bao gồm khá nhiều bước. Nếu những bạn mới bắt đầu, hoặc mới tìm hiểu về skincare thì xem đọc qua skincare của mình các bạn có thể hơi “hốt hoảng” chút, và cũng có thể nhiều bạn sẽ thốt lên rằng” dùng gì mà nhiều thế”, nhưng những ai đã đi qua những con đường dài cùng với skincare thì sẽ mĩm cười, thích thú và hiểu cảm giác nếu thiếu một bước trong này thật sự khó chịu lắm luôn í (phần này mình phải ghi lại từ bài trước vì vẫn sợ một số bạn vẫn chưa quen với 1 quy trình ngập tràng sản phẩm).
Trước khi bắt đầu bài viết này, mình xin phép được dẫn link về 2 bài viết về quy trình dưỡng da đúng cách mình từng viết để các bạn tham khảo nhé.
- Quy trình dưỡng da cơ bản – Dành cho những người mới bắt đầu và những em tuổi còn teen đang là học sinh – sinh viên (xem tại đây)
- Quy trình dưỡng da chuyên sâu – Dành cho những bạn cần một quy trình dưỡng da đầy đủ, nghiêm túc muốn cải thiện làn da, muốn da khoẻ hơn… quy trình này dành cho tất cả mọi người khi đã trải qua được bước cơ bản, ai cũng nên và cần dưỡng da nghiêm túc, nói chung là dành cho tất cả chúng ta nhé (xem tại đây)
Không dài dòng nữa, mình bắt đầu ngay nhé.
I/ SKINCARE ROUTINE
A/ Morning Routine – Quy trình và sản phẩm chăm sóc da buổi sáng
1.Rửa mặt:
- Da thường/ Da dầu, hỗn hợp thiên dầu: CeraVe – Foaming Facial Cleanser (Review tại đây)
- Da thường/ Da khô, hỗn hợp thiên khô: CeraVe – Hydrating Facial Cleanser
2.Cung cấp Vitamin C & E: Đối với Vitamin C mình có 4 sự lựa chọn dành cho các bạn, đánh giá sẽ được mình xếp thứ tự từ trước đến sau nhé (tốt nhất xếp đầu tiên).
- Cosmetic Skin Solutions – Viatmin C + E (đây là phiên bản giống Skinceuticals CE Ferulic nhất mà mình được biết)
- Obagi – Vitamin C serum Japan line (1 trong những serum Vitamin C mình rất thích sau Skinceuticals)
- Paula’s Choice – RESIST C15 Super Booster (đây cũng là 1 trong những bảng Vitamin C khá giống với Skinceuticals CE Ferulic)
- Timeless – Vitamin C + E Ferulic Acid Serum (sản phẩm này mình chỉ thấy khá ổn, chưa đánh giá cao em ấy lắm)
3.Cung cấp Niaciamide: Để tìm được 1 sản phẩm có chứa B3 tốt quả thật mình cảm thấy rất khó khăn, các sản phẩm chứa B3 ở Úc hoặc ở các nước mình biết đến 80% đều có giá cao hơn xấp sỉ hoặc cao hơn 100$, thế nên cuối cùng chỉ có 1 em duy nhất được cho vào list này là:
- Olay – Regenerist Serum (sản phẩm này mình cũng đánh giá khá cao, có kết quả tốt, tuỳ nhiên em ấy thích hợp với da thường đến khô, hỗn hợp thiên khô hơn là da dầu hoặc thiên dầu nhé), còn em Skinceuticals Metacell Renewal B3 thì dùng được cho mọi loại da kể cả da nhạy cảm)
4.Làm mềm da – khoá ẩm/ Facial oil: Vẫn không có thương hiệu dầu dưỡng da thuyết phục được mình bằng Kiara Phytoceuticals, đây là thương hiệu chỉ chuyên về dầu dưỡng nên có lẽ vì điều đó chất lượng dầu của thương hiệu này cao hơn hẳn các sản phẩm khác mình từng thử, giá của Kiara theo mình cũng không quá cao so với chất lượng nên có thể nói là đáng để đầu tư vì dùng rất lâu mới hết.
- Kiara Phytoceuticals – Argan Oil (Review tại đây)
5.Chống nắng mắt – dưỡng mắt: Thật sự rất tiếc, nhưng ở mục sản phẩm này mình không tìm ra được 1 sản phẩm thay thế cho Kiehl’s – Clearly Corrective™ Dark Circle Perfector SPF 30. Tuy nhiên nếu mọi người muốn có 1 sản phẩm che khuyết điểm cho mắt ổn như Kiehl’s nhưng giá lại rẻ thì mình giới thiệu mọi người sản phẩm bên dưới nhé:
- Maybelline – Instant Age Rewind Eraser Dark Circle Concealer Treatment
6.Kem chống nắng:
- Da khô/ hỗn hợp thiên khô: Hada-Labo – Perfect UV Gel Pink Beige
- Da dầu/ hỗn hợp thiên dầu: Biore UV Aqua Rich Watery Gel hoặc Nivea – Oil Control Sun Protection Serum SPF50 PA+++ (Review tại đây)
Chú ý:
- Các bước được cách nhau thời gian như sau: Rửa mặt (3-5 phút sau) – Cung cấp Vitamin C & E (30 phút sau) – Cung cấp Niaciamide (15 -20 phút sau) – Facial oil (10 – 15 phút sau) – Kem chống nắng (10 -15 phút sau) đến các bước makeup nếu muốn.
- Về toner/ lotion (cách gọi của người Nhật) trên thị trường hiện nay rất đa dạng, điển hình tác dụng các loại toner ở các nước phương Tây thường giúp loại bỏ dầu, bụi bẩn, makeup, và lượng chất tẩy rửa bị dư thừa còn sót lại sau khi rửa mặt (những loại này thường hay chứa alcohol), còn tại các nước Châu Á, toner còn là chất “làm mềm”, cân bằng độ pH, giúp cho các sản phẩm skincare tiếp theo được hấp thu tốt hơn (về vấn đề này mình từng có một cuộc thảo luận khi đi học, và hầu hết mọi người ở đây cho rằng đây chỉ là là một chiêu thức quảng cáo mà thôi). Cá nhân mình thì mình không sử dụng toner, vì ở bước làm sạch mình đã làm rất cẩn thận rồi và da mình nhạy cảm nên toner chứa alcohol không phải là một lựa chọn. Tuỳ vào loại da của bạn, bạn có thể chọn một loại toner thích hợp cho riêng mình. Nhưng nếu không muốn cầu kì và đảm bảo bước làm sạch tốt, bạn có thể bỏ qua bước này.
- Đối với sản phẩm chống nắng, tuỳ sản phẩm là sản phẩm chống nắng vật lý hay hoá học sẽ có thứ tự sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Sản phẩm chống nắng vật lý (thường chứa Titanium dioxide (TiO2), Zinc oxide (ZnO)-): apply sau cùng các bước skincare, chỉ dưới lớp makeup.
- Sản phẩm chống nắng hoá học (thường chứa các chất như: Octylcrylene, Avobenzone, Oxybenzone, Homosalate, Mexoryl SX and XL, Tinosorb S and M, Uvinul T 150, Uvinul A Plus…): đây là loại chống nắng chứa các thành phần có tác dụng hấp thụ các tia UV, một số loại còn có tác dụng phân tán các tia UV, nhưng hầu hết chỉ là hấp thụ nên chúng thường được bôi ở lớp dưới cùng để các thành phần hoá học liên kết với các tế bào da thực hiện “nhiệm vụ”, nhưng trong một số trường hợp ban ngày bạn sử dụng skincare có serum hay essence có kết cấu lỏng hơn thì vẫn nên dùng các sản phẩm có kết cấu lỏng trước rồi mới đến kem chống nắng hoá học.
B/ Night Routine – Quy trình và sản phẩm chăm sóc da buổi tối
1. Tẩy trang:
- Garnier Micellar Cleansing Water/ nếu có makeup hoặc dùng các sản phẩm waterproof sẽ kết hợp với Clinique – Take the Day Off Cleansing Oil hoặc Balm đều tốt, hoặc Muji Sensitive Skin Cleansing Oil
2. Rửa mặt:
- Da thường/ Da dầu, hỗn hợp thiên dầu: CeraVe – Foaming Facial Cleanser (Review tại đây)
- Da thường/ Da khô, hỗn hợp thiên khô: CeraVe – Hydrating Facial Cleanser
3. Essence: Hầu hết các sản phẩm lên men mình trải nghiệm đều thấy giá khá cao nên mình đã hỏi 1 người bạn của mình ở Nhật về bảng dupe của SK-II – Facial Treatment Essence thì nhận được câu trả lời là:
- Kuramoto Bijin Sake Lotion (tuy nhiên sản phẩm này được mình không đánh giá cao lắm vì chưa thấy quá nhiều kết quả sau 4 tuần trải nghiệm).
4. Cung cấp Salycilic acid (BHA), Glycolic Acid (AHA): Đối với phiên bản giá hạt dẻ thì hiện tại mình chưa thấy có sản phẩm nào tốt kết hợp BHA và AHA chung với nhau. Nhưng có 2 sản phẩm tốt chứa AHA và BHA riêng biệt dưới đây, các bạn có thể tham khảo nhé:
- Cosrx – BHA Blackhead Power Liquid
- Cosrx – AHA 7 Whitehead Power Liquid
5. Sản phẩm làm sáng – đều màu da:
- HABA White Lady
6. Cung cấp Retinol:
- Obagi Retinol với các % từ 0.5 đến 1% – Thấp hơn sẽ có La Roche -Posay Redermic R với 0.1% retinol.
7. Dưỡng mắt:
- RoC – Retinol Correxion Eye Cream
8. Làm ẩm:
- Origins – GinZing Energy Boosting Moisturizer / sản phẩm này có giá chỉ bằng 1/2 em Fresh Vitamin Nectar Moisture Glow Face Cream mọi người nhé, nhưng hiệu quả mình thấy cũng được 85-90% em Fresh.
9. Facial oil:
- Kiara Phytoceuticals – Argan Oil
Chú ý:
- Các bước được cách nhau thời gian như sau: Tẩy trang – Rửa mặt (2 phút) – Essence (30 phút) – Cung cấp Salycilic acid (BHA), Glycolic Acid (AHA) (30 phút) – Sản phẩm làm sáng đều màu da (30 phút) – Cung cấp Retinol ( 15 phút) – Cream dưỡng mắt (15 phút) – Làm ẩm (10 -15 phút) – Facial oil.
- Theo đúng như nguyên tắc về độ pH thì bạn nên sử dụng BHA/ AHA trước bước Kuramoto Bijin Sake Lotion, nhưng trong trường hợp da bạn nhạy cảm, dễ kích ứng thì nên đưa bước Kuramoto Bijin Sake Lotion để da có được độ ẩm , dễ chịu hơn.
- Trong routine sẽ thấy có đến 2 sản phẩm có chức năng làm ẩm là Origins – GinZing Energy Boosting Moisturizer và Kiara Phytoceuticals – Argan Oil, lí do mình để đến 2 sản phẩm làm ẩm vì trong routine này có sử dụng retinol liều khá mạnh (trừ khi các bạn dùng liều thấp thì nên quan sát da và điều chỉnh dưỡng ẩm cho hợp lý nhé) nên cần cung cấp độ ẩm sâu cho da, đồng thời ban đêm khi ngủ với độ ẩm sử dụng máy lạnh liên tục thì cần phải dưỡng ẩm cẩn thận. Với cả mình cũng không muốn bỏ qua những chức năng siêu tốt khác của Kiara argan oil nên khi có sản phẩm dưỡng ẩm rồi mình vẫn dùng kèm. Có thể nói đây là một sự kết hợp rất ăn ý, ngủ dậy da mình căng bóng, mềm mại, “đàn hồi”, siêu thích.
- Về sử dụng sản phẩm dưỡng mắt, đây là một sản phẩm mình thấy có rất nhiều sự linh hoạt, có bạn đưa ra dùng ngay đầu routine, có bạn lại dùng sau. Theo mình thì không ai đúng ai sai cả, vì vùng dưỡng mắt không liên quan nhiều đến các phần còn lại, chỉ có apply duy nhất sản phẩm dưỡng mắt thôi, nếu dùng sản phẩm là serum thì mình sẽ để em ấy ở thứ tự như bên trên, còn dùng cream thì sẽ cho ra sau cùng.
- Trong những bài trước khi các bạn hỏi giữa oil và cream dưỡng ẩm sản phẩm nào dùng trước và sau? Thường thì câu trả lời của mình đối với những sản phẩm dưỡng ẩm là cream đặc thì oil dùng sau serum và trước cream. Nhưng trong trường hợp sản phẩm dưỡng ẩm của bạn dạng emulsion, cream lỏng nhẹ hay gel lỏng (sản phẩm bên trên mình dùng dạng cream lỏng nhẹ) thì bạn nên dùng dưỡng ẩm trước và oil sau vì sản phẩm dưỡng dạng lỏng thì thấm rất nhanh và đồng thời sử dụng oil sau để tránh trường hợp oil ngăn không cho lớp kem dưỡng thấm sâu vào da. Một lần nữa mình xin được nhắc lại là các bạn cần sự linh hoạt.
- Đối với Facial oil, bạn có thể chỉ dùng mỗi em ấy thôi, em ấy có thể thay thế sản phẩm dưỡng ẩm nếu cảm thấy da đã đủ ẩm (routine ban ngày mình chỉ dùng oil không dùng kem dưỡng).
- Các bạn nên nhớ trước khi rửa mặt phải rửa tay thật sạch, trong suốt quá trình apply skincare và khoảng thời gian chờ đợi để làm các bước tiếp theo, các bạn nhớ tuyệt đối phải giữ tay sạch, không sờ vào điện thoại, hay bàn phím… hay bất cứ đâu, tốt nhất là nằm nghe nhạc hay xem phim đợi nhé, vì nếu tay bạn bị bẩn, có vi khuẩn sờ lên mặt thì nguy cơ gây mụn rất lớn.
- Trong tuần mình đắp mặt nạ 2 lần, tuỳ vào tình trạng da và thời tiết mình sẽ chọn loại mặt nạ khác nhau. Các sản phẩm mặt nạ được mình khuyên dùng của các thương hiệu sau: My Beauty Diary (mình thích nhất là Squalene Restorative Hydrating và Imperial Bird’s Nest Emolliating), Dr Jart +, Lululun, Quality 1st All in One Sheet Mask…
- Tẩy tế bào chết 1 lần mỗi tuần, lúc trước mình sử dụng máy PMD, nhưng thời điểm hiện tại mình đã ngưng sử dụng vì mặt hạn chế của máy là không được sử dụng Retinol, AHA/ BHA trong vòng 48 tiếng. Sản phẩm tẩy tế bào chết được khuyên dùng là: The Face Shop Mild Papaya Peeling Exfoliant
- Máy rửa mặt mình vẫn sử dụng hằng ngày vào ban đêm, sản phẩm mình đang dùng là: Clarisonic Mia 2, cọ Sonic Radiance Brush Head các bạn có thể thay thế với sản phẩm hỗ trợ rửa mặt giá mềm hơn nhiều là Sephora Precision Pore Cleansing Pad cũng rất ổn nhé.
- Máy Hada Crie hiện tại mình đã ngưng sử dụng. Mình sẽ dành thời gian viết về các thiết bị hỗ trợ cho da như máy rửa mặt, Hada Crie, máy xông mặt, massage mặt sau nhé (huhu, hứa mãi nhưng vẫn chưa thực hiện được)
C/ Body skincare routine – Chăm sóc da cơ thể
Về các sản phẩm chăm sóc da cơ thể mình đã viết cách đây không lâu, các bạn có thể xem lại tại đây nhé.
II/ SẢN PHẨM UỐNG BỔ SUNG
Các sản phẩm uống bổ sung mình đã từng viết rất rõ về tác dụng, cách hướng dẫn sử dụng ở các bài viết riêng. Các bạn có thể xem lại tại đây. Tuy nhiên, bài viết trên được mình viết cách đây hơn 1 năm, thời gian vừa qua mình cũng có thay đổi và giảm bớt một số sản phẩm nên mình sẽ liệt kê ra lại để mọi người tham khảo nhé.
- Bổ sung collagen: Nucos Collagen
- Bổ sung Kẽm: Blackmore Bio Zinc
- Bổ sung Omega -3, 6,9: Blackmore Flaxseed Oil
III/ TỔNG KẾT
Hy vọng skincare rourine này sẽ giúp các bạn tham khảo một phần nào đó khi muốn thiết lập skincare routine mới cho riêng các bạn. Một lần nữa mình xin được nhắc lại về quy trình dưỡng da luôn có những nguyên tắc để đúng nhất, nhưng đôi lúc nên tuỳ thuộc vào da của bạn để linh hoạt sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Các bạn nhớ là không nên quá cứng nhắc nhé.
Nếu có thắc mắc điều gì các bạn có thể để lại câu hỏi cho mình tại blog hoặc facebook page Fierybread by Thuy Vo mình sẽ trả lời các bạn sớm nhất.
Nếu thích đừng quên Like và Share nhé.
Chúc các bạn luôn xinh.
1 Comment
Huyen Nguyen Le
January 4 at 4:40 pmCho mình hỏi là dùng BHA/AHA hàng ngày cũng được hay phải cách ngày vậy Thuy ơi?