Chào các bạn.
Khi nói đến các vấn đề về da, ngoài mụn ra thì mình nghĩ nám da và tàn nhang là một trong những vấn đề được các bạn rất quan tâm. Ban đầu mình định viết về nám da và tàn nhang riêng lẻ bởi vì hai vấn đề này khi nhắc đến nguyên nhân, độ tuổi gặp phải thường khác nhau. Nhưng mà cả nám da và tàn nhang đều liên quan đến sắc tố da, phương pháp chữa trị khá giống nhau, thế nên mình quyết định cho cả hai vào cùng một bài để các bạn tiện theo dõi hơn.
Mình cũng xin lưu ý với các bạn một điều rằng, nám da và tàn nhang rất khó chữa trị hoàn toàn. Trong một số trường hợp, chúng có thể mờ dần một cách tự nhiên, song hầu hết rất khó, nhất là đối với nám da, không những không mờ dần mà còn trở nên đậm màu hơn. Nhưng mà không có điều gì là không thể, nếu các bạn cố gắng và thực hiện đúng phương pháp điều trị, đồng thời biết được nguyên nhân để ngăn ngừa chúng hay những yếu tố khiến tình trạng nám da nặng thêm mà tránh ra thì chắc chắn tình trạng da của bạn sẽ được tốt lên rất nhiều.
I/ NÁM DA – TÀN NHANG LÀ GÌ?
A/ Nám da
Nám da là một triệu chứng da mãn tính, nó gây ra một mảng màu nâu hoặc xám trên mặt, hầu hết các vùng như má, sống mũi, trán, cằm, thậm chí cả trên môi cũng có thể bị nám da. Ngoài ra chúng còn có thể xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể như cánh tay, cổ…
Nám da phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới, độ tuổi bị nám da thường bắt đầu từ 20 – 40. Hay cũng có thể bắt đầu sớm và muộn hơn, đối với người già lớn tuổi thì các vết nám không xuất hiện nữa mà thay thế vào đó là đồi mồi.
B/ Tàn Nhang
Tàn nhang là những đốm tròn, phẳng, có kích thước nhỏ. Các đốm nâu này thường có thể phát triển nhiều thêm khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các đốm tàn nhang thường đồng nhất về màu sắc trên cùng một người, chúng cũng có thể xuất hiện ở các em bé 1-2 tuổi, thường là vô hại và không bao giờ phát triển thành ung thư da.
Đôi lúc các dấu hiệu của ung thư da có thể bị nhầm với tàn nhang, nếu không chắc chắn thì các bạn có thể khám bác sĩ để được chuẩn đoán một cách chính xác nhất.
II/ NGUYÊN NHÂN GÂY RA NÁM DA – TÀN NHANG
A/ Nám da
Nguyên nhân gây ra nám da rất phức tạp, nó có khả năng xảy ra khi các tế bào sắc tố (melanocytes) sản xuất ra quá nhiều sắc tố. Chính vì thế những người bị nám thường có melanocytes nhiều hơn so với người có làn da sáng màu, chẳng hạn như người Latin / Tây Ban Nha, Bắc Phi, người Mỹ gốc Phi, Châu Á, Ấn Độ, Trung Đông, gốc Địa Trung Hải sẽ có khả năng bị nám nhiều hơn người da trắng.
Ngoài ra, nám da có khuynh hướng do di truyền và số đông là do rối loạn mãn tính.
Sau đây sẽ là các nguyên nhân cụ thể gây ra nám da:
- Do tác động của ánh nắng mặt trời – đây là yếu tố có thể tránh được
- Phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi thay đổi nội tiết tố – thông thường các vết nám sẽ được mờ dần sau khi sinh.
- Do uống thuốc tránh thai, sử dụng hormon…
- Một số loại thuốc, mỹ phẩm, xà phòng…có thể tạo ra phản ứng photoxic gây nám da, trong trường hợp nguyên nhân xuất phát từ điều này vết nám có thể tồn tại lâu dài
- Suy tuyến giáp
B/ Tàn Nhang
Khác với nám da là do gia tăng các tế bào sắc tố (melanocyte), thì tàn nhang là do sự gia tăng của melanin, và các melamin trong da không được phân bố đồng đều.
Đơn giản hơn, hầu hết những người bị tàn nhang là do di truyền, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến mức độ tàn nhang ngày một nhiều hơn.
III/ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NÁM DA – TÀN NHANG
A/ Nám da
Nám da thường được chia thành 3 loại:
- Epidermal – lớp ngoài của da
- Dermal – sâu hơn trong da
- Loại hỗn hợp
Muốn xác định vết nám trên da của bạn thuộc độ sâu nào thì có thể đến các clinic hoặc phòng khám của bác sĩ, họ sẽ sử dụng một loại đèn phát ra tia UVA1 để xác định cho bạn. Đơn giản hơn, sau đây mình mình sẽ liệt kê các đặc điểm của từng loại để các bạn hiểu hơn nhé.
- Epidermal – lớp ngoài của da: viền rõ, có màu nâu đậm, nhìn rõ dưới ánh sáng đen, có thể được điều trị hiệu quả.
- Dermal – sâu hơn trong da: viền không rõ, có màu nâu nhạt hoặc xanh xanh, không đổi dưới ánh sáng đen, khó trị liệu, thường điều trị sẽ kém hiệu quả.
- Loại hỗn hợp: đây là một loại phổ biến nhất, có màu lẫn lộn xanh, nâu nhạt và nâu đậm, nhìn lẫn lộn dưới ánh sáng đen, hiệu quả điều trị không đồng đều.
B/ Tàn nhang
Như mình đã nói bên trên, tàn nhang không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, nó hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, mối quan tâm về tàn nhang khi nó liên quan với các bệnh như xeroderma pigmentosum và neurofibromatosis hoặc khi bạn đang bị một vấn đề về da nghiêm trọng khác mà bị nhầm lẫn với tàn nhang. Cụ thể các vấn đề đó là:
- Lentigo maligna: Đây là một dạng phổ biến ung thư da mà thường xảy ra trên mặt của những người lớn tuổi có tiền sử tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đáng kể. Nếu không phát hiện sớm để điều trị, tình trạng này có thể phát triển thành một u ác tính. Để biết chính xác nhất thì các bạn có thể kiểm tra sinh thiết tại bệnh viện da liễu.
- Melanoma: Rất nguy hiểm, nó có thể xuất hiện ngay ở cả những người trẻ, kể cả các khi bạn sử dụng kem chống nắng để bảo vệ. Nguyên nhân chính xác gây nên Melanoma là không xác định được, nhưng tia UV cũng là một trong những điều góp phần tạo nên u ác tính này.
- Ung thư biểu mô tế bào đáy: Đây là loại phổ biến nhất của da, thường có màu hồng hoặc đỏ nhạt, dễ chảy máu. Cách đơn giản nhất để biết được chính xác là kiểm tra sinh thiết.
Chú ý: Trong các trường hợp bạn thấy sự bất thường, thay đổi, chảy máu hay tăng lượng nốt ruồi thì nên đến bác sĩ da liễu để kiểm tra. Ung thư da có thể chữa được nếu chuẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm.
IV/ CÁCH NGĂN NGỪA NÁM DA – TÀN NHANG
Cả nám da và tàn nhang đều có chung những cách ngăn ngừa sau đây:
- Sử dụng kem chống nắng hằng ngày
- Đội mũ rộng vành khi bạn đang ở bên ngoài (độ rộng mũ khoảng 6 inch)
- Tránh đi ra ngoài nắng vào những giờ cao điểm
- Sử dụng sản phẩm dưỡng da an toàn
- Đối với nám da chú ý khi wax lông
Riêng đối với tàn nhang thì phòng ngừa là một điều vô cùng cần thiết, bởi vì điều trị chúng là một việc rất khó khăn, nó liên quan đến vấn đề di truyền. Nếu các bạn biết con của mình có khả năng di truyền bị tàn nhang thì nên bảo vệ da cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
V/ CÁCH ĐIỀU TRỊ NÁM DA – TÀN NHANG
Về việc điều trị nám da và tàn nhang thì rất chậm, đặc biệt khi chúng đã ở trên da một thời gian dài. Một số trường hợp, đối với những người có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng, việc điều trị có thể dẫn đến viêm da.
A/ Phương pháp điều trị
Sau đây sẽ là một số giải pháp cho 2 vấn đề trên:
- Ngưng sử dụng thuốc tránh thai (chỉ đối với nám da)
- Luôn luôn dùng kem chống nắng để bảo vệ, bất cứ là mùa đông hay hè
- Sử dụng các chất ức chế tyrosinase, mục đích của việc này là nhằm ngăn chặn sự hình thành sắc tố mới bằng cách ức chế sự hình thành melanin với melanocytes.
- Sử dụng kem có chứa Hydroquinone 2-4% vào ban đêm từ 2-4 tháng, đây là một loại thuốc điều trị nám rất phổ biến. Sản phẩm chứa Hydroquinone khi sử dụng cần được bác sĩ kê đơn.
- Azelaic Acid cream, lotion hoặc gel có thể được sử dụng trong thời gian dài 2 lần/ ngày, kể cả cho phụ nữ có thai.
- Sử dụng sản phẩm chứa kojic acid hoặc dipalmitate kojic acid
- Sử dụng sản phẩm chứa Ascorbic acid (vitamin C)
- Sử dụng thuốc uống chứa axit tranexamic và glutathione. Các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về Glutathione thông qua bài viết của mình tại đây.
- Dùng các loại kem chứa Retinoids được kê theo đơn như: Retin-A, Retin-A Micro, Renova, Differin, Tazorac, hoặc sản phẩm chứa Retinoids không kê theo đơn như: Retinol. Trước khi sử dụng Retinoids, mình khuyên các bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng nhé. Thông tin bài viết về Retinoids của mình tại đây
- Sử dụng các sản phẩm có chứa các chất làm trắng da an toàn, các bạn có thể xem lại bài viết cụ thể về các chất làm trắng da an toàn của mình tại đây
- Sử dụng mặt nạ hoá học
- Điều trị bằng Intense Pulsed Light (IPL) tại các clinic uy tín
- Phương pháp điều trị LED
- Điều trị bằng Laser
B/ Một số sản phẩm khuyên dùng:
- SkinCeuticals – C E Ferulic Combination Antioxidant Treatment
- Dr. Dennis Gross Skincare – Ferulic Acid + Retinol Brightening Solution
- Drunk Elephant – C-Firma Day Serum
- Obagi – Obagi Tretinoin Cream 0.025%, 0.05% and 0.1%
- Neutrogena – Healthy Skin Anti-Wrinkle Cream Night
- Peter Thomas Roth Retinol Fusion PM
VI/ TỔNG KẾT
Qua bài viết này, với mong muốn các bạn sẽ có có nhìn rõ hơn về nám da – tàn nhang và có thể lựa chọn được cho bản thân phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Mình nghĩ bất cứ liệu pháp nào muốn có kết quả cũng cần sự kiên nhẫn và chăm chỉ. Nếu có sự nghi ngờ nào về da cần phải đi bác sĩ kiểm tra ngay, riêng về các liệu pháp thẩm mỹ như điều trị bằng Laser, IPL thì các bạn nên cân nhắc, lựa chọn clinic, bệnh viện về da uy tín.
Hy vọng bài viết này có ích đối với các bạn.
Nếu thích đừng quên Like và Share nhé.
Chúc các bạn luôn xinh.
Thông tin tham khảo:
American Academy of Dermatology
7 Comments
Hương
July 15 at 11:55 pmChào c! E có bị các đốm nâu từ nhỏ trên mặt,nốt ruồi cũng rất nhiều ở mặt và cánh tay,theo e thấy thì càng ngày càng nhiều nốt ruồi hơn chúng từ nhạt và đậm lên thành màu đen.đợt trước e có đến thẩm mỹ viện kang nam để tư vấn,họ nói e bị tàn nhang bẩm sinh và nếu đốt laser thì cũng k thể hết.hiện tại e k biết nên đi theo hướng điều trị nào,năm nay e 20t.mong nhận đc lời khuyên của c
Trang Pham
July 16 at 2:02 amCám ơn chị về những bài viết hữu ích này!
Chị ơi chị có thể viết bài về tác dụng của mặt nạ bùn không chị? Có nhiều bài nói về việc mặt nạ bùn giúp làm sạch lỗ chân lông nhưng em chưa thấy bài nào giải thích cặn kẽ về cơ chế và tác dụng chung của loại mặt nạ này trên da mặt. Em cám ơn chị
LAN
July 16 at 6:16 pmChào chị ! chị có thể cho em địa chỉ có thể mua những dòng sản phẩm này được không chị , em tìm rất khó . cám ơn chị !
Trang kim
July 18 at 12:42 pmEm ơi, nếu chị ở trong nhà liên tục nhưng nhà có hứng ánh sÁng của nắng thì có nên dùng kcn k. Dùng kcn nh, tấy trang nh mà k dưỡng da thì da có bị sao k.
Chân thành cÁm ơn em
trang
July 20 at 9:38 amC ơi cho e hỏi da e có nhiều sợi bã nhờn hoạt động ( e thuộc da hôn hợp) e dùng bha 2% paula choice sau đó dùng kem neutrogena healthy skin anti-wrinle cream night. Vậy sau đó có nên dùng duỡng ẩm tiếp k ạ. Hoạc trk đó có nên dùng gì kô ạ.mong đk sự giúp đỡ của c ạ
Hậu
August 19 at 6:13 pmChị thúy ơi,cho em hỏi ở vn mua các loại sản phẩm trị tàn nhan như trên ở đâu ạ. Em cảm ơn chị nhiều ạ
Việt hà nguyên
November 8 at 12:26 pmem bị tàn nhang bẩm sinh, có cách nào chữa cho nó mờ đi được không ạ? vì em biết là không thể hết hẳn nên chỉ mong mờ đi thôi ạ huhuhuh