Chào các bạn.
Sau bài viết về Nguyên nhân – Ngăn ngừa – Phương pháp trị mụn ẩn của mình có đề cập đến vấn đề nặn mụn có thể làm giảm đi những nốt mụn đáng ghét, nhưng nặn mụn không phải là dễ và đơn giản. Thường các bạn sẽ phải đến clinic, spa hay những trung tâm thẩm mỹ có bác sĩ uy tín để thực hiện việc này đúng cách, song không phải ai cũng có đủ thời gian, điều kiện làm, hoặc nơi bạn đang sống bạn chưa tìm thấy địa chỉ uy tín nào để đáng tin tưởng.
Nếu bạn thực hiện đúng cách thì nốt mụn sẽ được lành nhanh hơn, không để lại sẹo và thâm, ngược lại nếu làm không đúng thì các nốt mụn sẽ phát triển lớn hơn, đỏ hơn, bị viêm và dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn. Trừ khi các bạn biết cách thực hiện đúng, còn không thì lời khuyên của mình dành cho bạn là: không nên làm.
Cách để bạn tránh việc không nặn mụn chính là: đi ra xa tất cả các gương, không được chạm vào mặt, nếu chuẩn bị nặn hãy bình tĩnh và đếm ngược từ 10 đến 1. Nhưng mình chắc chắn rằng thật sự rất khó khăn để cưỡng lại việc chúng ta nhìn thấy nốt mụn mà không được nặn chúng. Thế nên hôm nay mình viết bài này để chia sẻ với các bạn một số quy tắc đơn giản và những lời khuyên để giúp các bạn nặn mụn đúng cách nhé.
Dưới đây sẽ là các bước để chúng ta thực hiện:
I/ CHUẨN BỊ
- Bạn chuẩn bị một cây nặn mụn, loại tốt nhất là có 1 đầu nhọn và 1 đầu có vòng. Ở Việt Nam mình thấy tốt nhất là mua loại của Kềm Nghĩa được làm bằng chất liệu thép không gỉ, những loại khác mình không chắc được làm bằng gì. Úc thì các bạn mua tại Sephora hoặc các drug store đều có nhé. Các bạn chú ý là nên chọn loại có vòng kim loại mỏng, nếu như dùng loại dày quá thì khó làm chính xác được, nhất là khi nặn mụn đầu đen.
- Phải tiệt trùng tất cả những dụng cụ bạn dùng, bạn có thể tiệt trùng bằng rubbing alcohol (isopropyl alcohol), rửa tay và rửa mặt trước khi tiến hành nặn mụn.
- Thời điểm tốt nhất để nặn là sau khi rửa mặt hoặc xông hơi da mặt (các bạn chú ý đừng để mặt sát hơi nóng quá nếu không da sẽ bị tổn thương), khi đó thì những chất bẩn trong lỗ chân lông sẽ mềm hơn và mụn dễ được nặn ra hơn. Nếu bạn không muốn xông da mặt thì có thể dùng khăn ấm đắp lên mụn trong 15 phút trước khi nặn.
- Đây là một điều quan trọng các bạn cần chú ý là phải chọn đúng loại mụn để nặn. Chỉ được nặn mụn với nhân trắng hoặc đầu màu vàng. Đừng bao giờ nghĩ tới chuyện nặn mụn mà không có đầu (kiểu mụn bọc không thấy nhân) bởi đối với loại mụn này, khi nặn bạn sẽ chỉ làm cho mụn to hơn và lây lan xung quanh mà thôi. Đầu mụn càng to thì càng dễ nặn và không để lại hậu quả lâu dài.
II/ THỰC HIỆN
- Bóp nhẹ nhàng. Sử dung công cụ nặn mụn, dùng đầu kim đâm thủng đầu mụn nếu cần, sau đó để phần đầu có vòng lên trên mụn và ấn xuống nhẹ nhàng. Nếu mà mụn có thể nặn được thì nhân sẽ ra dễ dàng. Bạn cần phải lấy nhân mụn ra hết để mụn không quay trở lại.
- Bạn có thể sử dụng ngón tay để nặn mụn, bởi vì đôi khi sử dụng dụng cụ nặn mụn không thể lấy được hết chất bẩn ra, đặc biệt nếu là mụn to hơn vòng nặn của dụng cụ. Trong những trường hợp này, quấn các ngón tay của bạn trong khăn giấy (chọn loại mịn, không bụi giấy) và nhẹ nhàng bóp cả hai mặt của mụn để làm nhân mụn trồi ra. Bạn có thể dùng bông ngoáy tai hay bông tẩy trang để thấm chất dịch có màu trong sau khi nặn mụn, chất này được gọi là bạch huyết.
- Bạn nên biết khi nào cần bỏ cuộc. Nếu bạn đã làm tất cả những điều trên và nhân mụn không ra, thì bạn nên bỏ cuộc. Bạn không thể lấy nó ra nếu nó không sẵn sàng. Tại lúc đó, bạn càng nặn thì càng làm tình trạng tồi tệ hơn mà thôi. Bởi vậy điều quan trọng như mình đã nói bên trên là cần phải biết mụn nào nặn được.
III/ KẾT LUẬN
Cuối cùng thì mình vẫn khuyên là các bạn không nên tự ý nặn mụn, nếu có thể được bác sĩ uy tín làm thì cố gắng thực hiện điều đó. Bởi vì nếu bạn làm sai thì da lại càng nhiều mụn hơn, bác sĩ hay các chuyên viên thẩm mỹ có kinh nghiệm họ sẽ biết xác định nốt mụn có thể nặn được và làm một cách sạch sẽ, không để lại sẹo. Còn nếu bạn cảm thấy có thể làm được với những hướng dẫn của mình thì cứ tiếp tục nhé.
Mình muốn nhắc lại với các bạn một lần nữa là: không cố gắng để nặn mụn bọc (những mụn rất lớn, ẩn dưới da và đau), nếu bạn nặn mụn bọc thì tình trạng sẽ vô cùng tồi tệ, hậu quả sẽ gây viêm da và để lại sẹo.
Cuối cùng, tốt nhất vẫn là không được chạm tay hay sờ vào da mặt. Nặn mụn chỉ trị được triệu chứng chứ không trị được nguyên nhân, muốn trị được tận gốc mụn, các bạn phải biết được nguyên nhân. Hiện tại mình vẫn đang tiếp tục viết và nghiên cứu về chuyên đề mụn, để thực hiện được chuyên đề này một cách hiệu quả, mình phải xác định để giúp các bạn tìm ra được tất cả những nguyên nhân, rồi viết về phương pháp điều trị, ngăn ngừa cho từng loại mụn riêng … nên thật sự là quá dài, hy vọng các bạn sẽ cố gắng đợi mình hoàn thành trong thời gian đến. Mình sẽ cố gắng hết sức để nhanh nhất.
Mong là bài viết này sẽ có ích đối với các bạn.
Chúc các bạn luôn xinh, đừng quên Like và Share nếu các bạn thích nhé.
Thông tin tham khảo: Panacea
2 Comments
Thủy Tiên
April 8 at 11:09 pmChị ơi em bị mụn viêm, có đi clinic để trị, bác sĩ bảo sau này sẽ bị sẹo rỗ, vậy thì em nên dùng sp nào ạ? Sau khi nặn mụn về em có nên bôi gì ko ạ tại vì bây h em ngưng hết tất cả, kể cả kcn, chỉ dùng srm rồi bôi DL-Mandelic acid essence của MCOS mà clinic đưa thôi ạ, mà có cách nào đi nặn mụn mà ko đau ko chị nhỉ T_T em phải đi 6 lần lận mà mới đi 1 lần thôi mà đau quá là đau. Chắc là vì tình trạng em nặng quá ạ 🙁 em cảm ơn chị ạ <3
Hinashim
April 20 at 5:33 pmEm chào chị ạ, chị ơi em rất thích những bài review và skincare của chị, em có thể đăng lại bài của chị lên website của công ty em (phòng khám laser điều trị bệnh về da và làm đẹp thẩm mỹ)đc không ạ, em sẽ ghi nguồn và dẫn link đầy đủ, em cám ơn chị, link web công ty em đây ạ: venusmedi.vn